GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể dùng cỏ ngọt như một chất thay thế chất ngọt và có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch ở những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường lâu năm.
Loại quả đặc sản mùa thu, người bệnh tiểu đường cần biết điều này khi ăn để phòng biến chứng, kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Người bệnh tiểu đường vẫn có thể ăn được quả hồng mặc dù có vị ngọt. Tuy nhiên cần ăn có chừng mực với số lượng ít và cần biết đặc tính của loại quả này để tránh.
Người bệnh tiểu đường dùng cỏ ngọt có tốt không?
Cỏ ngọt hay còn gọi là cỏ đường, cúc ngọt, là một loại cỏ có vị ngọt tự nhiên. Cây thường được dùng như một cách thay thế đường kính ăn hằng ngày cho ngườibệnh tiểu đường. Lá và búp cây là bộ phận được sử dụng làm thuốc trong y học và công nghệ chế biến thực phẩm.
Cỏ ngọt có thể dùng để thay thế đường ngọt. Ảnh minh họa
Cỏ ngọt có hàm lượng chất sắt và chất xơ tốt, được dùng như một loại trà dành cho những người bị bệnh tiểu đường, béo phì hoặc cao huyết áp. Một thí nghiệm được tiến hành trên 40 bệnh nhân cao huyết áp độ tuổi 50, cho thấy, loại trà này có tác dụng lợi tiểu, người bệnh thấy dễ chịu, ít đau đầu, huyết áp tương đối ổn định.
Trong công nghiệp thực phẩm, cỏ ngọt được dùng để pha chế làm tăng độ ngọt mà không làm tăng năng lượng của thực phẩm. Ngoài ra, loại cây này còn được dùng trong chế biến mỹ phẩm, chẳng hạn sữa làm mượt tóc, kem làm mềm da. Nó vừa có tác dụng nuôi dưỡng tất cả các mô, tái tạo làn da mới vừa chống nhiễm khuẩn, trừ nấm.
Bất ngờ công dụng của cỏ ngọt với người bệnh tiểu đường
Hỗ trợ hạ đường huyết
Cỏ ngọt có vị ngọt tự nhiên nhưng lại không chứa calo và carbohydrate, do đó không làm tăng lượng đường trong máu sau khi tiêu thụ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với người bị tiểu đường hoặc đang muốn kiểm soát cân nặng. Cỏ ngọt cũng có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin của cơ thể, tức là giúp tế bào đáp ứng tốt hơn với insulin, từ đó hấp thụ glucose hiệu quả hơn và giảm lượng đường trong máu.
Bạn có thể sử dụng 2-3 lá cỏ ngọt tươi hoặc 1-2 muỗng cà phê lá cỏ ngọt khô pha trà uống 2-3 lần mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát đường huyết.
Lá và búp cây cỏ ngọt được sử dụng làm thuốc trong y học. Ảnh minh họa
Ngăn ngừa cao huyết áp
Cỏ ngọt không chứa natri, một chất có thể làm tăng huyết áp nếu tiêu thụ quá nhiều. Vì vậy, thay thế đường bằng cỏ ngọt có thể giúp giảm lượng natri hấp thụ vào cơ thể, góp phần kiểm soát huyết áp.
Một số nghiên cứu cho thấy cỏ ngọt có thể có tác dụng lợi tiểu nhẹ, giúp tăng cường đào thải nước và natri ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Điều này có thể giúp giảm thể tích máu và giảm áp lực lên thành mạch máu, từ đó hạ huyết áp.
Hỗ trợ giảm cân
Một trong những ưu điểm tuyệt vời của cỏ ngọt chính là hàm lượng calo gần như bằng 0. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể thoải mái thưởng thức vị ngọt của nó mà không cần lo lắng về việc tăng cân.
Đối với những người đang trong quá trình giảm cân hoặc muốn duy trì một vóc dáng khỏe mạnh, cỏ ngọt thực sự là một lựa chọn hoàn hảo thay thế cho đường và các chất tạo ngọt nhân tạo khác. Bạn không còn phải từ bỏ những món ăn, thức uống yêu thích chỉ vì sợ hấp thụ quá nhiều calo. Với cỏ ngọt, bạn có thể tự tin tận hưởng vị ngọt mà không phải đắn đo về ảnh hưởng đến cân nặng của mình.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cỏ ngọt có khả năng hỗ trợ giảm huyết áp và cholesterol, hai yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch. Điều này có được là do cỏ ngọt không chứa calo hay chất béo, đồng thời có thể có tác động tích cực đến việc điều hòa huyết áp.
Bằng cách thay thế đường bằng cỏ ngọt trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn không chỉ kiểm soát được lượng đường nạp vào cơ thể mà còn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm như đột quỵ, đau tim và các biến chứng khác.
Bảo vệ răng miệng
Một ưu điểm vượt trội của cỏ ngọt so với đường thông thường là khả năng bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn. Không giống như đường, cỏ ngọt không cung cấp thức ăn cho vi khuẩn gây sâu răng, vì vậy nó không góp phần vào quá trình hình thành các mảng bám và axit phá hủy men răng.
Thậm chí, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng các thành phần trong cỏ ngọt có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn streptococcus mutans, một trong những nguyên nhân chính gây sâu răng. Nhờ đó, việc sử dụng cỏ ngọt thay thế đường không chỉ giúp bạn kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể mà còn góp phần duy trì một hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ.
Dùng cỏ ngọt bao nhiêu là an toàn?
Ảnh minh họa
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), Ủy ban Khoa học về Thực phẩm (SCF) và Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) đã xác định về mức tiêu thụ cỏ ngọt hàng ngày trong mức chấp nhận được là 4mg/ kg.
Có những sản phẩm của cỏ đường tuy được chứng nhận là an toàn nhưng vẫn có ý kiến cho thấy chất tạo ngọt không calo ảnh hưởng đến một số đối tượng. Một phần do tình hình tuổi tác và sức khỏe, người dùng hãy chú ý về liều lượng sử dụng sao cho phù hợp.
Cảnh giác với tác dụng phụ từ cỏ ngọt
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu gặp các dấu hiệu sau đây thì cần cảnh giác:
- Dị ứng: Cỏ ngọt dễ gây ra dị ứng với những bạn gặp phải vấn đề mẫn cảm cỏ phấn hương, hoa cúc, cúc vạn thọ, cúc tần.
- Hạ huyết áp và hạ đường huyết đột ngột: Sử dụng cỏ ngọt liều lượng cao (trừ mục đích làm ngọt) sẽ dẫn đến tác dụng phụ hạ đường huyết. Vì thế, nếu bạn đang dùng thuốc tiểu đường thì hãy cẩn trọng khi sử dụng.
Ngoài ra, nếu sau khi uống nước cỏ ngọt có dấu hiệu như bụng đầy hơi, chóng mặt, buồn nôn, đau cơ, tê tay, tê chân... cần dừng ngay.
Người bệnh tiểu đường có 5 dấu hiệu khi ngủ cảnh báo đường huyết tăng vọt
GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần nắm rõ dấu hiệu tăng đường huyết vào ban đêm để có biện pháp phòng tránh kịp thời.
Loại quả dùng làm thuốc, người bệnh tiểu đường ăn theo cách này để ngủ ngon, kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Người bệnh tiểu đường có thể dùng táo đỏ khô như một vị thuốc đông y để ngủ ngon hơn, kiểm soát cân nặng và tăng cường đề kháng.
Loại quả ngon bổ rẻ, tốt cho đường huyết, người bệnh tiểu đường nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ
GĐXH - Cà chua không chứa tinh bột, không làm tăng đường huyết nên cần có mặt thường xuyên trong danh sách thực phẩm tốt của người bệnh tiểu đường.